Tài liệu điều tra thể hiện 2 cán bộ hải
quan Chi cục Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh), đã giúp sức cho 3 doanh nghiệp
là Công ty Tuấn Đông, Công ty Tân Đại Dương, Công ty NC (trụ sở ở Quảng
Ninh), xuất hàng trăm ôtô đã qua sử dụng sang Trung Quốc, theo đường
cống trái phép.
Xuất hàng trăm ôtô qua đường cống
Theo cáo trạng, đêm 5/5/2013, tại Km12,
tỉnh lộ 340, thuộc địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Cục cảnh sát
hình sự (C45, Bộ Công an), phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra,
phát hiện 37 xe ôtô đã qua sử dụng, 17 bộ biển kiểm soát Trung Quốc, của
3 doanh nghiệp có trụ sở ở Quảng Ninh gồm: Công ty Tuấn Đông, Công ty
Tân Đại Dương, Công ty NC. Trong số 37 xe này, có 7 ôtô của Công ty Tuấn
Đông - do Dũng “mặt sắt” điều hành, 29 chiếc của Công ty Tân Đại Dương,
một xe của Công ty NC.
Giống như thủ đoạn vận chuyển xe qua
biên giới mà Công ty Tuấn Đông thực hiện, lúc bị bắt, số ôtô của 2 công
ty: Tân Đại Dương và NC, đều đang chờ để đưa sang Trung Quốc qua đường
cống - gần khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
Theo tài liệu do Bộ Công an Trung Quốc
cung cấp, 17 biển kiểm soát Trung Quốc bị lực lượng chức năng Việt Nam
thu giữ, có một chiếc của môtô, 16 biển còn lại là giả. Danh sách 10
công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng mua - bán ôtô với các doanh nghiệp
Việt Nam cũng không có thật.
Liên quan đến đường cống mà các bị can
trong đường dây và những đồng phạm nước ngoài, dùng để chuyển ôtô từ
Việt Nam sang Trung Quốc, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong
Sinh khẳng định: “Không thuộc trách nhiệm của ban quản lý cửa khẩu và
ban quản lý cửa khẩu không cấp phép cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua
đường cống này”.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Công
ty Tân Đại Dương thành lập năm 2008, trụ sở ở TP Móng Cái, Quảng Ninh,
do Nguyễn Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Nguyễn Mạnh Hà là
giám đốc, với ngành nghề kinh doanh là xuất khẩu nông, thủy sản, vật tư
máy móc…
Từ đầu năm 2013, công ty này kinh doanh mặt hàng tạm nhập tái xuất (TNTX) xe ôtô.
Việc tạm nhập xe ôtô cũ của Công ty Tân
Đại Dương, để tái xuất sang Trung Quốc do Lê Hồng Bàng (phụ trách cảng
Phúc Lộc, phường Ka Long, TP Móng Cái) và 6 đồng bọn cấu kết với một
người đàn ông Trung Quốc, tên A Cẩu thực hiện.
Theo đó, đầu năm 2013, A Cẩu sang Việt
Nam nhờ Bàng tìm một doanh nghiệp trong nước làm thủ tục pháp lý TNTX xe
ôtô sang Trung Quốc. Bàng gặp và thỏa thuận với Nguyễn Văn Thành - Chủ
tịch hội đồng quản trị Công ty Tân Đại Dương, làm thủ tục pháp lý TNTX
ôtô sang Trung Quốc, với tiền công từ 45-47 triệu đồng/xe.
Theo đó, từ trung tuần tháng 1/2013 đến
5/5/2013, Lê Hồng Bàng làm thủ tục TNTX 367 ôtô, trong đó đã xuất 326
chiếc qua đường cống sang Trung Quốc.
Lô hàng ngày 5/5/2013, khi chuẩn bị xuất
xe qua đường cống, Bàng và đồng bọn bị lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an
kiểm tra, phát hiện, thu giữ 29 chiếc ôtô đã qua sử dụng, trị giá gần 19
tỷ đồng.
Tại cơ quan công an, Thành khai, chỉ khi
hàng xuất hết sang Trung Quốc, A Cẩu mới chuyển tiền công từ 45-47
triệu đồng/xe cho mình. Để việc vận chuyển hàng qua biên giới được thuận
lợi và trót lọt, Thành cho biết đã chi cho Dũng “mặt sắt” từ 15-17
triệu đồng/xe.
Cáo trạng thể hiện hoạt động TNTX xe ôtô
đã qua sử dụng của công ty Tân Đại Dương do Bàng khởi xướng, chủ mưu,
thực hiện tích cực và được chủ tịch hội đồng quản trị công ty đồng ý. Vị
chủ tịch sau đó chỉ đạo giám đốc Công ty Tân Đại Dương ký khống tài
liệu giấy tờ, để lập hồ sơ khai báo gian dối với Chi cục hải quan cửa
khẩu Bắc Phong Sinh.
Cán bộ hải quan giúp sức thế nào?
Triệu Hoài Anh (42 tuổi) và Bùi Quang
Anh (32 tuổi) là 2 công chức Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh, làm ở dây
chuyền nghiệp vụ tiếp nhận, giám sát hàng hóa xuất sang Trung Quốc,
trong đó có ôtô.
Họ bị cáo buộc là đồng phạm với nhóm các bị can là lãnh đạo và nhân viên 2 công ty Tân Đại Dương và Tuấn Đông.
Cáo trạng nêu rõ, từ đầu năm 2013 đến
14/4/2013, Hoài Anh được phân công giám sát xuất 328 ôtô của 3 doanh
nghiệp: Tuấn Đông (11 xe), Tân Đại Dương (269 xe) và NC (48 xe). Công
chức hải quan này đã giám sát xuất được 326 ôtô qua đường cống sang
Trung Quốc. 2 xe chưa kịp xuất đã bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ.
Xem thêm toctien
Ngày 14/4/2013, Hoài Anh được chuyển
sang bộ phận tổng hợp của Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh, nên bàn giao
cho Bùi Quang Anh giám sát tiếp 2 xe này.
Từ đầu năm 2013 đến 5/5/2013, Bùi Quang
Anh được giao giám sát 241 ôtô vẫn của 3 doanh nghiệp nói trên. Anh này
đã giám sát xuất được 188 xe qua đường cống.
Đêm 5/5/2013, khi đang giám sát xuất
được 3 xe ôtô cho công ty của Dũng "mặt sắt" sang bên bia biên giới,
Hoài Anh bị cảnh sát kiểm tra, phát hiện, qua đó thu giữ 55 ôtô, định
giá hơn 36 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, 2 cán bộ hải
quan khai nhận đã cho doanh nghiệp xuất xe ôtô sang Trung Quốc qua đường
cống. Ngoài ra, Quang Anh khai nhận việc để cho doanh nghiệp gắn biển
kiểm soát vào xe ôtô, trước khi xuất khỏi Việt Nam trong tối 5/5/2013.
Theo cáo trạng, hành vi TNTX xe ôtô đã
qua sử dụng để vận chuyển qua đường cống từ Việt Nam sang Trung Quốc của
2 cán bộ hải quan, đã vi phạm quy định TNTX của pháp luật. Trong đó,
quy định của Bộ Công thương nêu rõ: Xe ôtô đã qua sử dụng là hàng hóa
thuộc “danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh TNTX”.
Xem thêm tamsu tham kin
Ngoài ra, thông tư của Bộ này cũng quy
định: “Không cho thông quan qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài
khu kinh tế cửa khẩu, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức
TNTX.
Hành vi trên của 2 cán bộ hải quan bị cáo buộc phạm vào tội Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
22 bị can lĩnh án
Sau khi ra cáo trạng, VKSND Tối cao
quyết định truy tố 22 bị can trong đường dây vận chuyển trái phép ôtô
qua biên giới, ra TAND tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 29/4 vừa qua, sau 4 ngày làm việc,
TAND tỉnh Quảng Ninh đã kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi
Tiến Quảng - Giám đốc công ty Tuấn Đông; Lê Hồng Bàng (phụ trách cảng
Phúc Lộc, phường Ka Long, TP Móng Cái), cùng 20 đồng phạm khác, với tội
danh Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét