Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Vụ trộm nhà Mỹ Linh: Nghệ sĩ Việt "điểm mặt" nguy cơ nhiều người mắc

Nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng, có những thứ tưởng an toàn, vô hại lại có thể trở thành nguy cơ lớn. Theo tin ngoi sao

Với việc hàng loạt các biệt thự gần đây bị trộm đột nhập, mới và đáng chú ý nhất là vụ việc ở biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh đã khiến không ít người lo lắng. Đã đến lúc, các gia đình cần phải trang bị cho mình những kỹ năng chống trộm, cách xử lý tình huống cơ bản trong trường hợp có trộm "ghé thăm".
Vụ trộm nhà Mỹ Linh: Nghệ sĩ Việt
Nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng, những thứ tưởng an toàn, vô hại lại có thể trở thành nguy cơ, như chuông cửa, điện thoại bàn...
Nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng, nhà thành phố cứ nghĩ là trộm khó vào, nhưng thực ra lại có rất nhiều sơ hở. Một trong những lý do khiến trộm dễ đột nhập chính là cái chuông nhà và điện thoại bàn.
Đây là vật dụng mà nhà ai cũng có, chính vì vậy mà trộm rất biết cách để "do thám". Chẳng hạn, chúng thường giả danh các nhân viên tiếp thị để bấm chuông cửa. Nếu giỏi hơn thì biết số điện thoại nhà riêng. Chỉ cần bấm chuông hoặc gọi điện không thấy ai ra mở cửa, nghe máy là chúng có thể dự đoán gần như chắc chắn là không có người ở nhà.
Nhà thành phố vốn nhà ai biết nhà đó nên càng dễ phá khóa đột nhập. Cách tốt nhất, theo nhạc sĩ Nguyễn Cường, nếu không thấy cần thiết thì các gia đình nên cân nhắc việc lắp chuông cửa và điện thoại bàn.
Vụ trộm nhà Mỹ Linh: Nghệ sĩ Việt
Biệt thự vườn rộng lớn thực ra lại rất khó kiểm soát.
Một diễn viên nổi tiếng cũng cho hay, các nhà biệt thự cũng có những nguy cơ rất dễ nhìn thấy. Thường thì với dạng nhà này, họ đều có lắp đặt các camera, nuôi chó béc-giê không chỉ một con mà là vài con. Chính vì vậy mà họ rất chủ quan vì nhà đã có các biện pháp an ninh bảo vệ rồi.
Nhưng nhược điểm của các ngôi nhà biệt thự là rất rộng, nên khi có biến mà hô hoán thì cũng không có ai nghe để ứng cứu. Giải pháp trong trường hợp này là mỗi gia đình đều phải trang bị cho mình những kiến thức "thoát hiểm" riêng.
Diễn viên này cũng sở hữu một biệt thự mặt phố khá lớn tiết lộ: Nhà tôi luôn có camera an ninh. Chó to nhỏ các loại có khoảng 20 con. Nhưng chó "chuyên dụng" thì có 5 con, trong đó có cả chó Phú Quốc và Saint Bernard - là giống chó cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, rất trung thành và thông minh.
Dù vậy, mỗi năm, gia đình diễn viên này đều đưa các giống chó vào trường huấn luyện cho nghiệp vụ để "cập nhật" các kỹ năng mới. Chi phí cho một năm huấn luyện là 30 triệu đồng.
Những chú chó "nghiệp vụ" này không bao giờ ăn "bả" và nhận diện tốt. Chẳng hạn, có khách đến nhà thì không sủa, nhưng nếu ra khỏi nhà mà mang theo vật gì đó là sủa inh ỏi báo động. Hay như với ông chủ- nếu bị người nhà bắt nạt là lập tức thể hiện thái độ bênh vực, bảo vệ chủ ngay.
Đấy là bảo vệ "vòng ngoài", trong gia đình, chồng cô cũng hướng dẫn vợ con những cách thức bảo vệ tính mạng trong trường hợp bị trộm khống chế. Trong nhà luôn được đặt các dụng cụ bảo vệ ở những vị trí thuận tiện khi "có biến". Khi bị trộm tiếp cận rồi thì sẽ đánh vào những điểm yếu nào của chúng; ban công và trong nhà luôn phải có đèn pin chiếu sáng tốt, bởi đề phòng lúc trộm rình hôm mất điện để đến, hoặc bị ngắt hệ thống điện…
Vụ trộm nhà Mỹ Linh: Nghệ sĩ Việt
Căn biệt thự ở Sóc Sơn nhà ca sĩ Mỹ Linh vừa bị trộm đã khiến cho nhiều gia đình trở nên đề cao cảnh giác hơn.
Một nghệ sĩ khác cũng chia sẻ một lỗi rất nhiều nhà mắc rằng: Thường thì gia đình nào cũng được xây dựng cẩn thận, càng nhà giàu càng kiên cố (và trộm cũng chỉ ghé những nhà này). Cửa giả không chỉ một mà hai ba lớp, có camera… nhưng sao trộm vẫn vào được?
Đó là vì các ngôi nhà này vốn có nhiều cửa sổ, cửa kính, ban công, lại chỉ chú ý mặt tiền mà quên đi sân thượng. Và trộm thường tiếp cận các khu vực này để đột nhập chứ không mấy khi vào cửa chính (đã có trường hợp, trộm dỡ ngói mái nhà để đột nhập và cưỡng hiếp gia chủ). Cho nên, các điểm sơ hở này phải được bảo vệ cẩn thận hơn. Hay như người giúp việc cũng là một "nguy cơ" trong trường hợp họ nghỉ việc. Những tên trộm tinh vi sẽ dò hỏi qua họ. Chính vì vậy, mỗi khi thay người giúp việc thi các gia đình giàu có cũng đồng thời nên thay đổi "phương án tác chiến".
Khi được hỏi, trong trường hợp các giải pháp bảo vệ an ninh vòng ngoài vẫn khiến trộm đột nhập được thì làm thế nào? Các câu trả lời đều là "muốn lấy gì thì cho lấy, cốt giữ được sự an toàn cho mình và người thân".
Tuy nhiên, trong trường hợp kẻ gian đã lấy được tài sản mà vẫn giở thói "yêu râu xanh" thì sao? Có người nói "thì cho nó chứ sao". Nhưng không phải "cho" kiểu "được việc" vì có mất gì đâu; mà cốt là để kéo dài thời gian để hành động, tìm điểm yếu của chúng để ra tay. Những điều này cần phải được thực hành để có kinh nghiệm xử trí, tránh bị mất bình tĩnh, hoảng hốt.
Các câu chuyện đáng tiếc trong thời gian qua đều rơi vào hoàn cảnh là nạn nhân vì sợ mất của mà manh động. Chính vì vậy, các gia đình cần tính đến các tình huống xấu nhất để chuẩn bị cho mình những "phương án tác chiến" hiệu quả nhất.
Bài viết, video và hình ảnh nguồn: tin tuc.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét