Vụ chìm ca nô tiếp tục kéo dài
khi cơ quan CSĐT bắt đầu trưng cầu giám định ca nô bị nạn. Một việc đáng
ra phải làm ngay khi bắt đầu điều tra vụ án. Theo bao phap luat hang ngay
Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa ra quyết định tạm đình chỉ vụ
án chìm ca nô xảy ra tại vùng biển thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ,
TP.HCM vào ngày 2/8/2013.
Quyết định ngày 28/8/2015 của Cơ quan
Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM cho biết: Sau khi tiến hành điều tra
thấy vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không
đảm bảo an toàn” cần phải giám định tư pháp đối với ca nô BP 12-04-02.
Ngày 27/8/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định số 372-04C trưng cầu Bộ Giao thông Vận tải giám định.
Bởi vậy, Cơ quan cảnh sát điều tra quyết
định tạm đình điều tra vụ án hình sự "Đưa vào sử dụng các phương tiện
giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn" xảy ra ngày 2/8/2013 tại
huyện Cần Giờ, TP.HCM theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 372-01
ngày 4/9/2013 để chở kết luận giám định.
Như vậy, tính đến nay, vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ sau hơn 2 năm 1 tháng vẫn chưa đến hồi kết.
Việc tiến hành giám định tư pháp phương
tiện tai nạn là hết sức cần thiết trong một vụ án hình sự liên quan đến
vấn đề tai nạn giao thông.
Việc cơ quan cảnh sát điều tra, Viện
kiểm sát nhân dân TP.HCM bỏ qua việc giám định tư pháp ngay từ đầu của
quá trình điều tra, truy tố mà chỉ dựa vào cơ sở giấy phép đăng kiểm của
Cục Đăng kiểm Việt Nam nhằm cáo buộc hành vi phạm tội của bị can cho
thấy sự tắc trách trong khâu xem xét chứng cứ vụ án dẫn tới việc bị can
kêu oan. Điều đáng nói, ca nô bị nạn BP 12-04-02 đã được Phòng Đăng kiểm
Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải quân cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.
Trong vụ án này, 2 bị can Vũ Văn Đảo –
Giám đốc Công ty Việt Séc, Công ty sản xuất ca nô BP 12-04-02 và ông Vũ
Văn Quyết – Giám đốc Công ty Vũng Tàu Maria bị truy tố về tội Đưa vào sử
dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn theo điều
214, Bộ luật Hình sự.
Vụ án nhận được sự quan tâm của dư luận, báo chí khi việc truy tố 2 bị can có dấu hiệu oan sai.
Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đều lên
tiếng, đặc biệt có nhiều chuyên gia pháp luật, trong đó có những chuyên
gia đầu ngành về luật hình sự cũng đã phân tích và cho rằng hành vi của
ông Vũ Văn Đảo và ông Đinh Văn Quyết không cấu thành tội phạm theo điều
214, Bộ luật Hình sự.
Liên đoàn luật sư Việt Nam kiến nghị với Đoàn giám sát oan sai của Quốc hội và các cơ quan tiến hành tố tụng về vụ án này.
Nguồn: tin tuc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét