13 năm qua đi, người đàn bà mù lòa
Hồ Thị Ba 53 tuổi phải tự “đạp đổ” dư luận để sống, dựa dẫm người mẹ gần
100 tuổi để tồn tại, tự đi tìm ánh sáng trong bóng đêm.
40 năm đi tìm “ánh sáng”
Tin tuc cho hay phải băng qua nhiều con đường ngoằn
ngoèn, dốc dựng đứng, khó khăn lắm chúng tôi mới tìm đến căn nhà tình
nghĩa người phụ nữ trên nằm chót vót trên đồi núi cuối thôn nghèo Ninh
Khánh 2, xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Gian nhà thấp bé với ngổn ngang, nham
nhở đủ thứ chai lọ, bao bì, bô chậu nước tiểu, quần áo cũ kĩ nằm vương
vãi, bốc mùi khai, ẩm mốc. Cùng với đó hình ảnh cụ bà trạc 100 tuổi,
người gầy còm, tóc bạc phơ, da trắng bợt, thở yếu ớt, đứt quãng trên
giường bệnh.
Ngồi cạnh cụ bà gần 100 tuổi kia là cô
Hồ Thị Ba vừa lúi cúi đưa tay mò mẫm, quờ quạng mà tự bạch rằng, cụ bà
này là mẹ của cô. Cô bị mù lòa cách đây đã 40 năm qua. Cha mất sớm, một
mình mẹ nuôi 4 chị em lay lắt lớn lên trong tình thương. Chẳng may chỉ
có 2 người con gái thành gia lập thất nhưng sống xa, hoàn cảnh lại
nghèo. Còn 2 người còn lại sống gần mẹ gồm cô mù lòa và người anh dị tật
bẩm sinh.
Đến nay, cô Ba vẫn còn nhớ như in buổi
chiều gần 40 năm về trước. Ngày ấy, cô đi giữ trâu mướn cho một tá điền ở
quê. Thế rồi, vào một buổi chiều, đồng cỏ, nơi cô đang chăn trâu, bất
ngờ bị bom Mỹ oanh tạc dữ dội. Con bị thương, con bị chết. Những con
trâu may mắn sống sót chạy bấn loạn. Hoặc sợ trâu xổng chuồng chạy mất
tăm, hoặc thương vong nhiều, cô Ba đã dũng cảm bám trụ giữ trâu. Xui
thay, mải lo dắt trâu về cô đã bất cẩn bị mảnh bom văng vào mắt khiến mù
lòa.
Sau vụ tai nạn ấy, vì nhà nghèo, cô Ba
không có điều kiện để đi điều trị, chấp nhận sống lặng lẽ trong bóng
tối. Mọi sinh hoạt đều được “định vị” theo quán tính. Cô tâm sự: “Có
nhiều lần mò mẫm tìm đường bị vấp lăn đùng ra nền nhà. Có đêm đi vệ
sinh mất phương hướng không tìm được đường vào nhà, thành ra giang sương
lạnh cả đêm ngoài trời. Còn chuyện chân tay bị té ngã chảy máu, trầy
xướt như cơm bữa.”
Họa vô đơn chí
Sống trong cảnh mù lòa đã khổ, chuyện lo
cho bản thân đã khó huống gì lo cho người khác. Cách đây đúng 13 năm,
lợi dụng sự mù lòa, không làm chủ bản thân, cô chẳng may bị gã đàn ông
“râu xanh” phờ phĩnh dẫn đi làm chuyện “đồi bại” dính bầu. Thế rồi, cả
đời phải đeo theo tiếng đời nhục nhã, sống lầm lũi như kẻ tội phạm. Đến
nỗi đứa con gái đi học cũng bị bạn bè miệt thị gọi là đứa con hoang.
Ngần ấy năm, mọi chuyện chăm lo cuộc sống và nuôi đứa con thơ dại
phải nhờ vào người mẹ già yếu Phạm Thị Lại nay đã gần 100 tuổi. Tuy
nhiên, 10 năm trở lại đây, cụ Lại già yếu, đôi chân bại liệt, mọi sinh
hoạt hầu như là tại chỗ. Từ đó, cô Ba phải tự thân lo bản thân, chuyện
bếp núc, giặt giũ những khi đứa con gái đi học vắng nhà.
Cụ Lại rân rấn đưa tay giàn giụa: “Biết
làm sao chừ. Thấy con gái khổ cũng đành chịu. Nhưng năm trước còn khỏe
còn lo được. Còn nay thì bất động. Giờ già có thể làm được là chỉ dẫn
đường đi trong nhà để hắn tự tìm phương hướng mà đi. Còn lại không mong
gì thêm. Khổ hơn khi người anh cũng bị di tật bẩm sinh, cái nghèo đeo
cái khổ.”
Nhiều năm qua, gia đình cô Ba sống bằng
lòng thương của bà con chòm xóm. Một mgười hàng xóm với cô Ba kể rằng:
Cứ 4-5 ngày là cô Ba lại lọ mọ xuống làng để đi chợ. Ngày nào đứa con
gái nghỉ học thì dẫn đi, còn lại cô tự mò đường đi. Có khi đi từ tờ mờ
sáng đến qua chiều mới về đến nhà. Mỗi lần đi mua chỉ có vỏn vẹn chưa
đến 20.000 đồng.
Nhà 4 thành viên thì cả thẩy đều bệnh
tật, ốm yếu. Ngay cả chuyện loay hoay kiếm nước nấu nướng hằng ngày đã
nhọc nhằn huống gì tắm giặt. Bởi vậy, ssiều ước lớn nhất của cô Ba là
mong sao có một cái giếng nước.
Nhà là hộ nghèo đặc biệt của xã nhiều
năm qua. Mỗi tháng hưởng mức trợ cấp phúc lợi xã hội là 360.000 đồng.
Nhưng chừng ấy chẳng thấm vào đâu so với khó khăn trăm bề phía trước. “Nếu
bây giờ mẹ phát bệnh hay ai trong nhà ốm chắc có lẽ sẽ nằm chờ chết…
Hoặc chờ đến khi có người đưa đến viện cũng hấp hối. Chỉ mong có cái
giếng nước và miếng cơm qua ngày là hạnh phúc lớn rồi, chẳng mong gì
thêm.” – cụ Ba ước ao- đối với câu chuyen la của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét