Mang thai là niềm hạnh phúc và kỳ diệu ở mọi lứa tuổi. Nhưng những biến chứng của việc có bầu sau 35 tuổi cũng đáng để các mẹ lưu tâm.
Hầu hết các bác sĩ đều cảnh báo về những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai sau 35 tuổi. Theo thống kê thì những rủi ro nhất định sẽ gặp phải khi mang thai sau 35 tuổi như: huyết áp cao, u xơ tử cung, tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, nhau thai bất thường, xuất huyết bất thường, tiểu đường thai kỳ, thai chết lưu và con dễ mắc phải hội chứng Down. Sephora coupons
Bên cạnh những rối loạn liên quan đến việc bầu bí, phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi điều trị các bệnh mãn tính. Bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là phụ nữ hơn 35 tuổi lại càng phải cẩn thận hơn.
Tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai sau độ tuổi 35 là 1/180, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ là 1/ 500. Ngoài ra, nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down khi phụ nữ sinh con sau 35 tuổi là 1/ 350, trong khi phụ nữ dưới 30 tuổi tỷ lệ chỉ là 1/1100.
Hiện nay, có một loạt các xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai sau 35 tuổi để có thể xác định tương đối chính xác nguy cơ thai nhi có nhiễm sắc thể bất thường. Xét nghiệm mới nhất được gọi là xét nghiệm Nuchal. Xét nghiệm này sẽ đo độ dày sau gáy của thai nhi bằng cách siêu âm khi thai nhi từ 10 – 14 tuần tuổi. Ngoài ra, còn có một xét nghiệm máu gọi là alpha fetoprotein (AFP). Xét nghiệm này có thể kiểm tra được những bất thường ở giai đoạn sau của thai kì.
Bạn hãy lưu ý rằng 15% phụ nữ mang thai sau 35 tuổi phải sinh mổ. Mặc dù sinh con sau tuổi 35 có rất nhiều rủi ro đối với thai nhi, nhưng lại có một số lợi ích dành cho phụ nữ khi mang thai sau 35 tuổi. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư nội mạc tử cung sẽ giảm 44% đối với phụ nữ mang thai sau 35 tuổi. Đặc biệt, khi sinh con sau 35 tuổi, bé sẽ được bú sữa mẹ lâu hơn.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị các biến chứng thai kì khi mang thai sau 35 tuổi?
Dưới đây là một số biện pháp có thể ngăn ngừa các biến chứng trong giai đoạn mang thai cho phụ nữ hơn 35 tuổi, nhưng cũng dành cho tất cả phụ nữ quan tâm đến sức khỏe của họ khi mang thai:
- Tìm một bác sĩ riêng, người mà có thể nắm rõ được toàn bộ tình trạng sức khỏe của bạn trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt là có thể ứng biến và giải quyết kịp thời được các biến chứng khi bạn mang thai. Doc bao 24h
Ngoài ra, hãy thảo luận với bác sĩ về mọi căn bệnh mãn tính bạn gặp phải để được tư vấn và điều trị thích hợp. Ví dụ, tuổi tác của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kì và tiền sản giật, gây ra huyết áp cao và protein trong nước tiểu.
Trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, lượng protein trong nước tiểu, lượng đường trong máu của bạn. Bằng cách đó, bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cũng có thể được xử lý kịp thời.
- Không thay đổi đột ngột chế độ ăn uống hoặc thời gian tập luyện thể dục, nhưng bạn nên cố gắng ăn đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu mới cho thấy lượng calo của phụ nữ mang thai giảm sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp và tiền sản giật cũng như bệnh tiểu đường thai kì khi sinh em bé.
- Trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng cho một thai kì khỏe mạnh. Trạng thái cảm xúc tiêu cực khi mang thai có thể tạo ra một số hormone có hại cho sức khỏe của bạn. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga trong quá trình mang thai có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng như công việc.
Bạn hãy nhớ rằng luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt, ăn uống đầy đủ và thường xuyên tập thể dục đúng cách sẽ làm giảm đáng kể những rủi ro khi mang thai sau 35 tuổi. Ngày nay, mang thai sau 35 tuổi ngày càng được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn bởi khi đó họ đã hoàn thành được tham vọng nghề nghiệp và có điều kiện tài chính vững chắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét